Không chỉ là một món ăn thông thường mà chân giò hầm thuốc bắc còn là một bài thuốc thực dưỡng vừa bổ vừa ngon. Như các bạn đã biết giò heo hầm thuốc bắc là một trong những món ăn nhiều dưỡng chất theo phong cách của người Hoa và có công dụng bồi bổ siêu tốt cho người vừa ốm dậy. Đặc biệt đối với sau sinh của phụ nữ thì món ăn này giúp lợi sữa. Để làm thành công món ngon bổ dưỡng đơn giản này một cách thơm ngon và giữ được nhiều dinh dưỡng nhất thì cần phải có bí quyết. Hãy cùng chúng tôi vào bếp thực hiện ngay nhé!
Mục lục
Nguyên liệu nấu món chân giò hầm thuốc bắc
Với những người vừa khỏi bệnh hoặc trong quá trình điều trị bệnh; chân giò hầm thuốc bắc có lẽ là gợi ý hoàn hảo. Đây là một trong các món ăn người Hoa có khả năng giúp nhanh chóng bổ sung dưỡng chất cho cơ thể sau một thời gian dài suy kiệt. Ngoài ra, với phụ nữ sau sinh, tác dụng của chân giò hầm thuốc bắc giúp chị em có được lượng sữa tốt cho con trẻ. Tưởng chừng đơn giản nhưng để có được món ăn ngon, đậm vị, bạn cần đến rất nhiều bí quyết. Hãy cùng theo dõi các bước hướng dẫn sau đây để có được thành phẩm món ăn vừa ngon miệng vừa đẹp mắt.
Thịt chân giò heo được yêu thích nhờ vị béo thơm, dai mềm, ăn nhiều mà không ngán. Các bạn hãy cùng vào bếp với chúng tôi để thực hiện món canh thơm ngon, bổ dưỡng; dùng bồi bổ sức khỏe rất hiệu quả là món chân giò hầm thuốc bắc nhé!
Nguyên liệu cho 4 người: Giò heo 1 cái, Hành tây 1 củ, Hành tím 3 củ, Đầu hành lá 5 nhánh.
Gia vị: Dầu ăn 1 muỗng canh, Thuốc bắc hầm gà 1 gói (táo tàu/ câu kỷ tử/ hoài sơn/ ý dĩ/ hạt sen/ …), Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ đường/ hạt nêm).
Cách chọn mua nguyên liệu
Cách chọn mua chân giò ngon: Tùy vào sở thích và tính chất món ăn mà bạn chọn chân giò trước hoặc sau. Chân giò trước mềm, ngọt hơn tuy nhiên sẽ ít thịt hơn. Chân giò sau nhiều thịt nhưng cũng nhiều mỡ và thịt cứng hơn. Chọn những chiếc chân giò có màu hồng tươi, rắn chắc, có độ đàn hồi cao, thịt khô ráo, không có mùi hôi. Không mua nếu thấy chân giò có màu sắc bất thường như bầm đen, xanh tím, có mùi hôi hay chảy dịch lạ.
Cách mua được thuốc bắc thơm ngon chất lượng: Thuốc bắc để hầm chân giò bạn có thể mua loại đóng gói sẵn tại các của hàng tạp hóa, siêu thị,… Tuy nhiên để mua được các loại thuốc bắc chất lượng nhất; hãy đến các tiệm thuốc đông y và lựa chọn theo sở thích một số loại như táo tàu, táo đỏ, ý dĩ, hoài sơn, câu kỷ tử,…
Cách chọn mua hành tây tươi ngon: Hành tây ngon có vỏ mỏng, sáng bóng, đều màu. Cầm lên tay có cảm giác khô ráo, chắc tay. Ưu tiên những củ hành tây có rễ dài, vỏ gắn chắc vào củ. Đây là củ hành còn tươi ăn sẽ ngon ngọt hơn. Không mua nếu thấy củ hành mềm, đã mọc mầm. Đây là hành đã để lâu mất chất dinh dưỡng và không ngon.
Cách chế biến
Sơ chế giò heo và các nguyên liệu khác
Chân giò heo sau khi mua về bạn dùng dao lam cạo sạch các chất dơ ở bàn chân và kẽ móng. Ngâm chân giò heo vào nước muối pha loãng khoảng 10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Tiếp đến chặt giò heo thành từng khúc vừa ăn. Đun sôi nồi nước, cho chân giò vào chần sơ khoảng 3 phút rồi vớt ra; rửa dưới vòi nước cho thật sạch, để ráo.
Cách sơ chế giò heo sạch, không hôi:
Bước 1: Sau khi làm sạch chân giò heo bạn hãy dùng muối hạt, chanh hoặc gừng đập dập chà xát kỹ rồi rửa sạch lại.
Bước 2: Để chân giò trắng và loại bỏ mùi hôi; cho chân giò đã chặt khúc vào nước sôi, chần khoảng 3 – 5 phút.
Bước 3: Tiếp đến, vớt chân giò ra, ngâm vào thau nước đá khoảng 2 phút rồi rửa lại. Như vậy chân giò vừa trắng, giòn và không còn mùi hôi khó chịu.
Sơ chế các nguyên liệu khác: Hành tây lột vỏ, rửa sạch, cắt múi cau lớn. Đầu hành lá rửa sạch, cắt khúc. Hành tím lột vỏ, rửa sạch rồi cắt làm 2 hoặc làm 3. Các loại thuốc bắc cho vào rây rồi xả nước rửa sạch, để ráo.
Tiến hành nấu
Đặt nồi lên bếp, cho vào 1.5 lít nước và phần thuốc bắc, bật lửa lớn đun sôi. Tiếp đến, cho giò heo vào, hạ lửa nhỏ nấu thêm khoảng 30 phút nữa. Nêm vào nồi 2 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh đường, 2 muỗng cà phê muối. Thêm vào 1 muỗng canh dầu ăn, khuấy đều, tiếp tục nấu thêm 30 phút nữa. Tiếp theo, cho hành tây, hành tím, đầu hành lá vào nấu khoảng 15 phút nữa; nêm nếm lại cho vừa ăn, tắt bếp.
Mách nhỏ: Nếu muốn gì heo mềm nhừ hơn bạn có thể tiếp tục nấu đến khi vừa ý nhé. Để nước dùng được trong, thường xuyên hớt bọt trong quá trình hầm chân giò.
Thành phẩm: Giò heo hầm thuốc bắc có phần giò heo mềm nhừ beo béo, hòa quyện trong phần nước dùng thanh ngọt; thoang thoảng các vị thuốc bắc vừa thơm ngon lại rất bổ dưỡng. Để chống ngán cho món ăn. Bạn có thể vừa nấu vừa ăn kèm các loại rau như tần ô, cải thảo, nấm kim châm,… như ăn lẩu cũng rất ngon.
Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn bạn làm món chân giò hầm thuốc bắc vô cùng đơn giản mà thơm ngon hấp dẫn, cho bữa cơm gia đình thêm đầm ấm. Chúc bạn thành công!