Mặc dù Ấn Độ là quốc gia chiếm tỷ trọng nhập khẩu nhỏ hơn Trung Quốc nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng trong một vài lĩnh vực như đá quý. Do đó gây khó khăn cho việc chuyển chuỗi cung ứng thời trang ra khỏi nước này. Khi đại dịch COVID-19 bùng phát khắp Ấn Độ, các nhà máy may mặc buộc phải đóng cửa hoặc chuyển sang hình thức hoạt động với nửa công suất để ngăn chặn các ca bệnh mới. Lúc này các nhà bán lẻ đang đua nhau chuyển hoạt động sản xuất sang Trung Quốc.
Mục lục
Đại dịch ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng thời trang
Tuy nhiên, giữa bối cảnh cuộc chiến thương mại thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa kết thúc. Sự thay đổi này có thể đồng nghĩa với việc người tiêu dùng Mỹ phải trả giá cao hơn cho những sản phẩm may mặc.
Số ca mắc COVID-19 gia tăng đột biến tại Ấn Độ kể từ tháng 2/2021, với nhiều biến thể virus dễ lây lan hơn. Đặc biệt khi nhiều người dân nước này tụ tập để tham gia các lễ hội tôn giáo và các cuộc biểu tình.
Mặc dù các nhà bán lẻ thời trang nói rằng họ có thể chấp nhận các thiệt hại trong ngắn hạn. Song giới phân tích cho rằng các nhà bán lẻ rốt cuộc cũng sẽ phải tăng giá bán. Trừ khi họ có thể tìm được các lựa chọn về nơi sản xuất và chi phí lao động rẻ hơn.
Giữa lúc số ca mắc COVID-19 ở Mỹ tiếp tục giảm. Chi tiêu tiêu dùng đang tăng trở lại và thu nhập hộ gia đình đang ở mức cao kỷ lục. Cuộc sống của người dân đang dần quay về trạng thái bình thường. Các hãng thời trang có các nhà máy đối tác ở Ấn Độ vẫn không thể quay trở lại sản xuất. Ít nhất cho đến ngày 7/6.
Theo phân tích dữ liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterso. Ấn Độ chiếm khoảng 16% hàng dệt may. Và khoảng 5% hàng may mặc và phụ kiện nhập khẩu vào Mỹ.
Công nhân may mặc gặp khó vì dịch COVID-19
Mary Lovely, một thành viên cấp cao của Peterson cho biết, mặc dù Ấn Độ chiếm tỷ trọng nhập khẩu nhỏ hơn so với Trung Quốc. Nhưng vẫn đóng một vai trò quan trọng trong một số lĩnh vực nhất định. Bao gồm cả đá quý dạng thô. Điều này gây khó khăn cho việc chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi nước này.
Giám đốc điều hành hãng thời trang Gap Inc., Sonia Syngal nói với các nhà đầu tư vào tuần trước. Rằng công ty đang phải đối mặt với những thách thức về chuỗi cung ứng và nguyên liệu. Từ các quốc gia cung cấp hàng hóa cho họ, bao gồm cả Ấn Độ.
Trong khi đó, Laura Alber- Giám đốc điều hành của Williams-Sonoma- cũng cho hay. Lượng hàng tồn đọng của công ty đã bị gia tăng do các vấn đề trong hoạt động sản xuất ở Ấn Độ.
Đại dịch COVID-19 đã gây thêm khó khăn cho các công nhân ngành may mặc. Vốn đã chịu nhiều áp lực của xu hướng thời trang nhanh.
Gokaldas Exports Limited, một nhà sản xuất hàng may mặc cung cấp cho các nhà bán lẻ như H&M, Gap, Walmart và Abercrombie & Fitch. Họ đã đóng cửa một trong các nhà máy của mình vào năm ngoái. Và sa thải hơn 1.200 công nhân do khách hàng hủy đơn đặt hàng. Và xử lý hàng tồn kho dư thừa từ mùa Xuân năm 2020.
Các hãng thời trang khốn đốn trong năm đại dịch COVID-19
Các đơn đặt hàng ở Ấn Độ thường được giao trong vòng 30 ngày thì nay mất 70 ngày. Không chỉ hoạt động của các nhà máy ở Ấn Độ bị đình trệ, mà các tàu chở hàng cũng bị quá tải. Do các doanh nghiệp đổ xô đặt hàng từ khắp nơi để lấp đầy các kệ hàng, khiến giá vận chuyển tăng cao.
Không chỉ riêng các doanh nghiệp may mặc tại Ấn Độ bị ảnh hưởng, mà các hãng thời trang lớn cũng gặp khó. Hãng thời trang thể thao Adidas của Đức cho hay hoạt động kinh doanh đã bị gián đoạn. Đại dịch COVID-19 đã khiến lợi nhuận giảm tới 78% trong năm 2020. Trong báo cáo tài chính công bố ngày 10/3, Adidas cho hay lợi nhuận ròng của hãng đã giảm xuống còn 432 triệu euro (513 triệu USD) trong năm ngoái. Thấp hơn nhiều so với con số 1,97 tỷ euro của năm 2019. Doanh thu của Adidas cũng giảm 16%, xuống còn gần 20 tỷ euro.
Tập đoàn thời trang Inditex của Tây Ban Nha cũng không thoát được “cơn bão” tài chính. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Lợi nhuận ròng của hãng này – chủ sở hữu thương hiệu Zara, đã giảm 70% trong năm ngoái. Xuống còn hơn 1 tỷ euro (khoảng 1,3 tỷ USD). Đây là mức giảm nhiều hơn so với dự báo sau một năm nhiều nước thực hiện lệnh phong tỏa. Và nhu cầu giảm do đại dịch.