Lĩnh vực bán lẻ của Vương quốc Anh vừa nhận thêm một cú sốc sau khi hãng thời trang GAP, biểu tượng một thời của nước này, thông báo sẽ đóng cửa toàn bộ cửa hàng tại Anh và Ireland vào cuối năm nay. Theo đó, hãng này chuyển hoạt động sang kinh doanh trực tuyến. Việc đóng cửa hàng sẽ diễn ra theo từng giai đoạn từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 9. Tổng cộng có 81 cửa hàng của GAP sẽ phải đóng cửa. Vẫn chưa rõ sẽ có bao nhiêu nhân viên bị ảnh hưởng, nhưng GAP khẳng định sẽ sớm bắt đầu quá trình tham vấn người lao động và hỗ trợ và giúp họ tìm kiếm công việc mới.
Mục lục
Gap xâm nhập thị trường Anh từ năm 1987
Trong một thông báo cuối ngày 30/6, GAP cho biết hoạt động kinh doanh trực tuyến sẽ vẫn diễn ra. GAP bày tỏ ý định muốn trở thành “doanh nghiệp kỹ thuật số đầu tiên.”
Nhà bán lẻ này, đã hoạt động ở Anh từ năm 1987 và ở Ireland từ năm 2006. Là một trong những biểu tượng của ngành thời trang nước Anh. Với phong cách “áo phông và quần jean” đặc trưng, phổ biến trong nhiều thập niên qua. Những chiếc áo khoác có in tên công ty và denim là những mặt hàng bán chạy nhất của hãng này.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sức hấp dẫn của GAP đã giảm mạnh. Do các trang thương mại điện tử khiến các dịch vụ của hãng có phần mờ nhạt.
Đây cũng là cú sốc mới nhất mà dịch COVID-19 gây ra cho nền kinh tế Anh. Chuỗi cửa hàng bách hóa lâu đời Debenhams và Arcadia Group. Và Đế chế bán lẻ của tỷ phú Philip Green, bao gồm Topshop là hai trong số những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong những tháng gần đây.
Năm 2020, Anh đã trải qua một trong những cuộc suy thoái sâu sắc nhất thế giới sau khi các biện pháp hạn chế được áp dụng. Mặc dù các biện pháp này sau đó đã dần được nới lỏng, giúp nền kinh tế lấy lại đà tăng trưởng. Song nhiều người vẫn đang đặt câu hỏi về tương lai của ngành bán lẻ. Khi có quá nhiều hoạt động mua sắm trực tuyến hiện nay.
Gap không theo kịp đối thủ
Bà Kate Hardcastle – chuyên gia tiêu dùng và bán lẻ, cho biết việc đóng cửa là do Gap không theo kịp đối thủ. Vì không cung cấp đủ chủng loại hoặc cạnh tranh về giá thành. Như các đối thủ cạnh tranh như Primark.
“Các thương hiệu bạn muốn mua sắm thực tế phải có nhiều thứ hơn là sản phẩm được cung cấp. Họ phải có mục đích”, bà Kate nói. “Cỏ vẻ như Gap đã không bắt kịp với kiểu tiêu dùng mới này”.
Công ty cho biết họ đang đàm phán để nhượng lại tất cả các cửa hàng ở Pháp và Ý. “Chúng tôi tin tưởng vào sức mạnh thương hiệu toàn cầu của Gap”, người phát ngôn của công ty nói. “Chúng tôi không rời khỏi thị trường Anh. Gap sẽ tiếp tục điều hành và vận hành hoạt động kinh doanh thương mại điện tử tại Anh và Ireland”.
Một nguồn tin thân cận với công ty nói rằng họ đã chứng kiến việc mua sắm quần áo qua mạng ở Anh đã tăng mạnh kể từ khi các đợt phong tỏa. Động thái này là đòn giáng mới nhất đối với các con phố thương mại của Vương quốc Anh. Vốn đã quay cuồng sau sự sụp đổ của đế chế bán lẻ Debenhams và Arcadia trong đại dịch.