Rau củ quả là những thực phẩm cần thiết trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Bởi chúng đem lại nhiều dinh dưỡng cho chúng ta như tăng sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa bệnh,… Vì thế, việc bổ sung rau củ hàng ngày cho cơ thể là điều vô cùng cần thiết. Bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu bạn những mẹo bảo quản rau củ tươi lâu mà vẫn giữa nguyên các chất dinh dưỡng. Bạn hãy tham khảo bài viết và xem mình đã bảo quản rau quả đúng cách chưa, nếu chưa thì hãy áp dụng theo cách của chúng tôi.
Mục lục
Phân loại từng loại rau củ quả trước khi bỏ vào tủ lạnh
Để kéo dài thời gian bảo quản, bạn cần cho rau củ vào tủ lạnh. Trước khi bỏ vào tủ lạnh, hãy phân loại các nhóm rau, củ, quả và để vào hộp hoặc túi riêng. Mỗi loại rau củ có thời gian bảo quản khác nhau và có thể bị hư hỏng nhanh hơn nếu bạn để chung.
Bạn có thể để rau vào loại hộp có các rãnh hoặc lỗ thông khí chuyên dùng để bảo quản rau củ quả. Loại hộp này có thiết kế đặc biệt, giúp rau củ được tươi lâu và không bị thối hỏng. Nếu không có loại hộp này, bạn hãy bỏ thếm 1-2 tờ khăn giấy vào túi rau. Giấy sẽ thấm hút bớt độ ẩm trong túi rau và giúp rau không bị thối.
Không cắt rau củ quá nhỏ hay rửa rau củ trước khi bỏ vào tủ lạnh
Bạn không nên rửa rau củ trước khi bỏ vào tủ lạnh, chỉ rửa trước khi chế biến. Nước có thể khiến rau dễ bị thối hỏng hơn. Nếu thấy rau củ bị bẩn, bạn có thể lấy khăn giấy để lau sạch rồi bỏ vào tủ lạnh.
Trước khi cho vào tủ lạnh, bạn chỉ cần nhặt bỏ những phần rau bị sâu, hỏng, không nên cắt nhỏ rau củ. Việc cắt nhỏ sẽ làm mất đi các dưỡng chất thiết yếu trong rau củ và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
Muốn dự trữ rau lâu thì nên tách riêng với trái cây
Phần lớn rau và trái cây được phân thành hai nhóm: Một nhóm tạo rất nhiều khí ethylene và nhóm thứ 2 còn lại nhạy cảm với ethylene. Vì vậy, nếu bảo quản chung thì sẽ làm những sản phẩm nhóm thứ 2 chín nhanh hơn. Vì thế để bảo quản rau xanh được lâu nên đặt riêng biệt với trái.
Ví dụ : Táo, đu đủ, chuối, bơ và cà chua tạo nhiều khí ethylene. Những sản phẩm như rau diếp, bông cải xanh, chanh; cam và cà rốt lại thuộc nhóm nhạy cảm với khí ethylene. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rau quả bầm dập hoặc một số loại rau; trái cây cũng có thể là nguyên nhân khiến những thứ để chung sản xuất nhiều khí ethylene hơn. Thông thường trái cây sản sinh ra nhiều khí hơn còn rau xanh lại khá nhạy cảm với những ảnh hưởng nguy hiểm của ethylene.
Điều chỉnh nhiệt độ thích hợp để bảo quản rau củ
Để rau tươi lâu, bạn nên bảo quản ở nhiệt độ từ 1-4 độ C. Bởi vì vi khuẩn thường phát triển mạnh ở nhiệt độ trên 4 độ C. Ngược lại, nếu để nhiệt độ quá thấp, rau sẽ bị đóng băng và nhanh thối hỏng hơn. Không nên rửa rau củ quả trước khi để vào trong tủ lạnh. Bạn chỉ nên rửa trước khi bỏ ra sơ chế hoặc ăn. Nguyên nhân là vì nếu độ ẩm lớn sẽ khiến rau dễ bị biến màu, hư hỏng.
Những rau củ không cần thiết phải bảo quản bên trong tủ lạnh
Khoai tây: Khi ở nhiệt độ thấp, tinh bột trong khoai tây sẽ biến thành đường; nước trong khoai tây cũng nở ra tạo thành tinh thể phá hủy cấu trúc của củ khoai.
Tỏi, hành củ, hành tây: Những loại rau củ này sẽ nhanh thối hơn nếu để ở môi trường lạnh và không đủ lưu thông không khí như trong tủ lạnh.
Cà rốt, củ cải đường: Hai loại củ này sẽ nhanh héo, thậm chí nhanh bị thối hơn khi để trong tủ lạnh.
Cà chua: Cà chua sẽ bị mất hương vị và nhanh chảy nước hơn nếu bạn để trong tủ lạnh.
Đối với những loại rau củ nói trên, bạn chỉ cần để chúng ở nơi thoáng mát; tránh ánh nắng mặt trời là được. Rau củ nếu được bảo quản đúng cách sẽ giữ được độ tươi ngon lâu hơn; giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí. Hãy bỏ túi ngay các bí quyết bảo quản rau củ trong tủ lạnh để chăm sóc sức khoẻ gia đình mình tốt hơn nhé.